13 Bí quyết chăm sóc răng miệng

 13 Bí quyết chăm sóc răng miệng
>> Niềng răng

bi-quyet-giup-rang-dep


Hãy áp dụng ngay bí quyết chăm sóc răng miệng để răng trắng đẹp mỗi ngày.

1. Đánh răng thường xuyên, tối thiểu 2 lần sáng và tối, mỗi lần ít nhất từ 2-3 phút. Nên dùng bàn chải điện, và chọn bàn chải có lông mềm để răng miệng sạch hơn.

Kỹ thuật chải răng:

  • Đặt bàn chải nằm theo phương ngang với độ nghiêng khoảng 45 độ so với phần viền lợi (đảm bảo đầu lông bàn chải có thể tiếp xúc trực tiếp được với cả phần răng và lợi). Sử dụng một lực vừa đủ và chải nhẹ ở mặt ngoài của tất cả các răng trong hàm với khoảng cách là 2 - 3 răng (thao tác đánh hàm trên xuống và từ hàm dưới lên). Hoặc thao tác xoay tròn để lông bàn chải có thể đi đến từng kẽ răng lấy hết các mảng bám, cặn thức ăn.
  • Chải phần mặt trong của răng hàm trên và cả hàm dưới giống như cách chải mặt răng bên ngoài. Thao tác có thể chải xuống hoặc xoay tròn đều được.

 

 

 

  • Nên đặt lông bàn chải theo hướng song song với mặt nhai của hàm răng rồi tiếp tục nhẹ nhàng di chuyển đầu bàn chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.

 

2. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để làm sạch các khe nướu và lợi.

3. Làm sạch lưỡi và massage nướu. Không chỉ tích tụ trên răng gây tình trạng cao răng mà các mảng bám còn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng và hơi thở có mùi hôi. Do đó, mỗi khi chăm sóc răng miệng hãy kết hợp chải răng với chải mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

4. Rửa sạch bàn chải sau mỗi lần dùng và cất nơi khô ráo thoáng mát, không đụng vào bàn chải hay vật dụng khác để tránh vi khuẩn xâm nhập.

5. Thay bàn chải đánh răng khi lông bàn chải bắt đầu bị tưa hay sau điều trị nhiễm cảm hoặc các bệnh nhiễm trùng. Nên thay bàn chải sau 2-3 tháng sử dụng

6. Các bệnh về răng miệng có thể lây qua tuyến nước bọt, vì vậy không nên dùng chung bàn chải với người khác.

7.
Sử dụng nước súc miệng phù hợp: Có chứa Fluor và không có chất alcohol. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng. 
    Dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, ngậm khoảng 30 giây để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng, không nên ăn ngay sau khi dùng nước súc miệng (ít nhất khoảng nửa giờ); không được nuốt nước súc miệng và không dùng nước súc miệng quá 2 – 3 lần/ngày.


8. Tránh ăn nóng và lạnh cùng lúc. Sự thay đổi nhiệt độ quá cao dẫn đến hư men răng và tạo các vết nứt. Người Việt Nam thường ăn lẩu và uống bia nên không tốt cho răng.

9. Thường xuyên đến nha sĩ khoảng 2 lần 1 năm. Khi có các dấu hiệu sau đề nghị đi khám ngay: Đau răng, sưng hoặc xuất huyết lưỡi, sưng lợi và vùng xương hàm, có vết loét niêm mạc miệng.

10. Hạn chế thức uống có cồn và cafein vì nó sẽ làm mất cân bằng sinh thái của tuyến nước bọt. Giữ ẩm cho miệng bằng cách uống nhiều nước.

11. Hạn chế thuốc lá và thực phẩm có đường và axit. Nếu bất đắc dĩ phải uống thì dùng ống hút để tránh nước tiếp xúc với răng., sẽ làm suy yếu men răng và làm mất khoáng răng (hay ê buốt răng)

12. Thực phẩm giàu canxi sẽ cung cấp lượng khoáng chất tốt cần thiết cần để răng khỏe bằng cách kích thích tiết nước bọt và củng cố răng. Các thực phẩm này gồm:

  • Trứng 
  • Phô mai và chế phẩm từ sữa
  • Tàu hũ/Đậu khuôn
  • Các loại cây họ đậu
  • Rau quả giàu chất xơ
  • Thịt gia cầm
  • Hải sản

13. Bổ sung fluor, canxi và phosphate để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và tái tạo men răng.
      - Cách phục hồi men răng:
       Nước bọt
       Phòng tuyến bảo vệ quan trọng nhất ở miệng giúp bảo vệ răng mỗi ngày chính là nước bọt. Trong nước bọt có chứa một lượng nhỏ canxi, florua và phốt pho - giữ độ pH của miệng ở trạng thái trung tính hoặc hơi kiềm, đồng thời nước bọt cũng là một loại nước súc miệng tự nhiên.
       Tuy nhiên, đôi lúc, do cách lựa chọn chế độ ăn uống hoặc các vấn đề sức khỏe khác (như thiếu canxi hoặc chứng khô miệng, được gọi là xerostomia), hoạt động cân bằng tinh tế của quá trình tái khoáng có thể bị trục trặc - bạn không sản xuất đủ nước bọt hoặc độ pH trong miệng quá axit, vì thế răng không thể khôi phục lại bề mặt khoáng kịp với lượng khoáng bị mất đi. Uống nhiều nước để tăng lưu lượng nước bọt chính là điều cần thiết cho bạn lúc này.

      - Quá trình khử khoáng là khi hệ vi khuẩn trong miệng làm phân hủy đường và carbs để tạo ra các acid ăn mòn men răng, lúc đó men răng sẽ suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nên sâu răng. Fluor sẽ có tác dụng giúp tái khoáng hóa men răng để ngăn ngừa tình trạng sâu răng và phục hồi sâu răng khi ở giai đoạn mới chớm (khi chưa hình thành lỗ sâu).
       Mặc khác, fluor còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo khung xương hữu cơ và khoáng hóa tạo thành mô xương đặc bằng cách ảnh hưởng đến việc điều hòa chuyển hóa canxi và phospho. Khi thiếu fluor có thể dẫn đến sâu răng và bệnh loãng xương.
       Để phòng chống sâu răng, người ta thường bổ sung fluor thông qua đường miệng bằng cách sử dụng các loại kem đánh răng có chứa chất khoáng cần thiết này. Ngoài ra, còn có các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng dưới dạng thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường. Biện pháp bổ sung fluor với quy mô lớn hơn là phương pháp “fluor hóa nước sinh hoạt” ở các thành phố và tại các nơi mà người ta có thể đưa lượng fluor thích hợp cho việc sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ bổ sung fluor thôi cũng chưa đủ. Bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên.
       Nếu như thừa fluor trong cơ thể có thể xảy ra rối loạn chuyển hóa Photpho – Canxi gây ra xốp xương. Trường hợp thiếu fluor thì men răng sẽ yếu hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng.


Hy vọng những bí quyết chăm sóc răng miệng này sẽ giúp bạn thành công!

 

14/092015

Đối tác

  • Scheu Dental
  • Ortho Classic
  • Ormco

Đối tác

  • Scheu Dental
  • Ortho Classic
  • Ormco