Tư vấn niềng răng




 

 

Tư vấn niềng răng - Chuyên mục này sẽ cho bạn biết về mắc cài- chúng như thế nào, tại sao ta cần chúng, và chúng hoạt động ra sao. Bạn sẽ thấy hết những gì bạn mong đợi và bạn cần làm gì để việc điều trị được hoàn hảo và nhanh chóng. Bạn sẽ tìm thấy các câu trả lời cho những câu hỏi sau và nhiều hơn thế nữa:

 

·        Chỉnh hình răng mặt là gì?

 

 

·        Sai khớp cắn là gì?

 

 

·        Tôi có thể mong chờ gì từ việc chỉnh nha?

 

 

·        Khi nào là thời điểm tốt để điều trị?

 

 

·        Tôi cần được điều trị thế nào?

 

 

·        Mắc cài hoạt động thế nào?

 

 

Hãy nhớ rằng, thông tin trong chuyên mục này là chung chung. Bạn là một cá nhân duy nhất. Lời khuyên của bác sỹ của bạn là tốt nhất cho bạn.

 

 

 



THẾ NÀO LÀ CHỈNH NHA

 

Chỉnh nha là một loại hình đặc biệt trong nha khoa giúp điều chỉnh sai khớp cắn . Nhiều nha sỹ được đào  tạo chuyên sâu để chỉnh hình răng hàm mặt . Với những case phức tạp , bạn chỉ nên điều trị ở các bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha

 

 

 
 


SAI KHỚP CẮN ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỀU GÌ ?

 
 
Hãy tưởng tượng hai lưỡi cưa khớp nhau hoàn hảo như những mảnh ghép của một câu đố , đó là cách mà hàm trên và hàm dưới khớp với nhau khi bạn ngậm miệng lại

Nếu răng bạn không khít với nhau được như vậy là bạn đã bị sai khớp cắn

Sai khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn gây khó khăn cho chúng ta khi nói nuốt và nhai và có thể làm mòn răng

Sai khớp cắn gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng , và có thể gây sâu răng , bệnh về nướu , hôi miệng ...


 
 
 
 



VỀ RĂNG CỦA BẠN


 
 
Để hiểu tại sao ta bị sai khớp cắn , ta sẽ tìm hiểu một ít về răng và xem chúng phát triển ra sao ?

Răng được neo một cách chắc chắn trong xương ổ răng ở cả hai hàm trên và dưới , bên dưới nướu , phần dưới của răng được gọi là chân răng , giữ răng dính chặt trong xương , với sự giúp đỡ của các sợi gọi là dây chằng nha chu

Phần trên của răng là thân răng , là những gì mà chúng ta nhìn thấy được


 

 

KHỚP CẮN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

 

Các xương mặt trải qua nhiều sự thay đổi khi chúng ta lớn lên. Thậm chí răng có thể trông giống như xương nhưng chúng không vận hành theo cùng một cách. Xương vẫn tiếp tục phát triển miễn là bạn đang lớn lên, nhưng thân răng lại có kích cỡ hoàn thiện thậm chí trước khi chúng mọc.

 

 

Các răng trước và răng hàm là những răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Chúng giữ khoảng giữa chúng và các răng vĩnh viễn còn lại. Nếu răng không vừa khít với khoảng trống này, sai khớp cắn có thể xảy ra.

 

 

Từ lúc răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển trong xương hàm đến khi chúng thay thế răng sữa, có nhiều lực khác nhau cùng phối hợp để hình thành sự cắn. Chúng bao gồm xương hàm đang phát triển, và tất cả những cơ khác nhau được sử dụng để khóc, mút, nuốt, thở và nói.

 





 

 

SAI KHỚP CẮN LÀ GÌ?

 

Với một khớp cắn lý tưởng, răng trước cắn phủ nhẹ, và các cạnh cắn của răng dưới nên chạm mặt trong răng trên.

 

 

Nếu răng trước cắn xuống sâu, nó được gọi là “cắn sâu”. “Cắn chéo” có thể xảy ra khi kích cỡ xương hàm dưới không hợp với kích cỡ xương hàm trên, và một số răng dưới nằm phía ngoài so với răng trên khi bạn cắn xuống.

 



Hình trên cho thấy thế nào là độ căn chìa - cắn phủ , khớp cắn lý tưởng , khớp cắn sâu , khớp cắn ngược



Cắn lệch sang trái

 

 

BẠN BỊ SAI KHỚP CẮN LOẠI NÀO?


 

Có nhiều loại sai khớp cắn. Hầu hết đều có thể được chia thành một trong ba loại chính, dựa trên các răng cối lớn thứ nhất của hai hàm lên nhau khi ngậm miệng lại. Hệ thống này gọi là phân loại khớp cắn theo Angle.

 

 

Hãy nhớ rằng, mỗi loại sai khớp cắn đều khác nhau. Vấn đề của bạn có thể không phù hợp với bất cứ nhóm nào.

 

 
Class I : sai khớp cắn hạng I , hai hàm tương quan đúng , chỉ có răng bị lệch lạc


Class II : sai khớp cắn hạng II , hàm trên cách xa hàm dưới theo chiều trước sau , do hàm trên phát triển quá mức hoặc hàm dưới kém phát triển , hoặc cả hai


Class III : sai khớp cắn hạng III , Hàm dưới đưa ra trước hàm trên gây ra cắn ngược , do hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mức , hoặc cả hai

 

 

TẠI SAO RĂNG TÔI BỊ LỆCH LẠC ?


 

        Có nhiều lý giải, đây là các lý do phổ biến nhất:

 

 

 

·        Răng bạn không mọc đúng trình tự/ tiến độ

 

Hầu hết răng mọi người mọc lên trong miệng theo một thời gian biểu cụ thể. Đôi khi các răng không mọc theo đúng thứ tự. Các răng vĩnh viễn mọc quá sớm có thể choán chỗ của các răng mọc sau. Các răng vĩnh viễn mọc quá trễ có thể không còn chỗ để mọc lên.

 

 

 

·        Không có đủ chỗ trong xương hàm

 

Nếu khoảng trống dành cho răng vĩnh viễn bằng cách phát triển xương hàm và răng sữa quá nhỏ, một số răng có thể bị chặn lại. Hình minh họa ở trên chỉ cho ta thấy cách răng vĩnh viễn phát triển bên dưới và để lại khoảng trống cho các răng còn lại như thế nào. Nếu khoảng trống này quá nhỏ, tự các răng sẽ tạo lực để mọc ra thậm chí chúng phải xoay, hoặc mọc ở các góc lạ. Mặt khác, nếu các khoảng quá rộng, có thể tạo ra các khe hở giữa các răng.

 




 

 

·        Bạn có răng dư

 

Răng dư có thể lấy đi các khoảng mọc răng, làm cho răng mọc chen chúc.

 

 

 

·        Răng hàm mọc sai vị trí

 

Răng có các múi răng, với các rãnh giữa các múi. Các múi của răng hàm dưới nên khớp với rãnh của răng hàm trên. Nếu múi và rãnh của các răng cối lớn thứ nhất không khớp nhau, thì sau này các răng mọc sau chúng cũng sẽ không ăn khớp nhau. Đôi khi một răng hàm có thể mọc xa vị trí của nó, đỉnh của nó chạm vào trũng của răng hàm khác.

 




 

 

·       

Bạn bị thiếu răng

 

Đôi khi răng không phát triển. Nếu việc này xảy ra, sẽ có quá nhiều khoảng trống và các răng mới có thể mọc xô lệch vào khoảng trống thừa đó.

 




 

 

·        Răng quá lớn hoặc quá nhỏ

 

Răng vĩnh viễn có thể quá lớn hay quá nhỏ với xương hàm. Thí dụ như, nếu bạn thừa hưởng một xương hàm nhỏ từ mẹ và răng lớn từ cha thì xương hàm sẽ không thể chứa đủ hết răng của bạn. Cũng vậy, nếu răng không đúng kích cỡ, đỉnh của nó sẽ không chạm khớp với rãnh của răng hàm đối.



 



 

 

·        Bạn đã từng có thói quen xấu

 

 

Mút ngón tay cái có thể đẩy răng trên ra ngoài và răng dưới vào trong. Thở bằng miệng hay đẩy lưỡi vào răng trên (lưỡi lè) sẽ làm cho cả răng trên và răng dưới bị đẩy ra ngoài. Cả hai thói quen này có thể gây ra cắn hở.




 

 

·        Bạn vô tình mất răng

 

Các vết thương trên mặt có thể làm thay đổi sự phát triển của xương hàm, và làm cho răng bị nghiêng. Răng mẻ hay bị mất cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm các răng còn lại.



 


 

 

·        Khi nào là thời điểm đeo mắc cài?

 

Không có thời điểm cụ thể cho việc mang mắc cài, và hầu hết các sai khớp cắn có thể được chỉnh không quan trọng đến tuổi của bệnh nhân. Nha sỹ sẽ quyết định khi nào là thời điểm đúng để chỉnh răng. Hầu hết bệnh nhân chỉnh nha đều nhỏ hơn 30 tuổi, nhưng con người ở mọi độ tuổi đều có thể chỉnh nha.

 

 

 

Lứa tuổi thường kiểm tra chỉnh nha là từ 6 đến 7 tuổi, khi răng vĩnh viễn đầu tiên xuất hiện. Một thời điểm tốt nữa là từ 10 đến 12 tuổi, ngay trước khi tất cả các răng vĩnh viễn mọc lên hết. Một số trẻ có vấn đề về phát triển răng miệng có các cuộc kiểm tra chỉnh hình khi chúng khoảng 2 đến 3 tuổi.

Đôi khi trẻ em có thể được điều trị lúc 8 đến 10 tuổi, và chúng có thể không cần mang mắc cài sau đó. Nha sỹ có thể đặt mắc cài cho bệnh nhân trẻ tuổi hơn, để có thể làm ngắn và làm đơn giản hóa việc điều trị sau này

 

 

TÔI CÓ THỂ HY VỌNG GÌ TỪ VIỆC ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH ?

 

Việc đầu tiên nha sỹ sẽ có thể muốn bạn làm là kiểm tra răng, xương hàm và gương mặt. Nếu bạn bị sai khớp cắn, nha sỹ sẽ cần nghiên cứu làm cho khớp cắn của bạn đúng hơn.

 

 

Để làm được việc này, các góc nhìn khác nhau về răng, xương hàm và đầu của bạn là cần thiết. Cần phải chụp hình răng, gương mặt, phim X quang răng và sọ, và làm mẫu hàm trên răng của bạn. Các qui trình này không gây đau.

 

 

 


NHÌN GẦN TRONG MIỆNG

 

Bạn sẽ có thể được yêu cầu cắn trên một loại nguyên vật liệu mềm để lấy dấu. Sau đó nha sỹ sẽ rót thạch cao vào dấu này để tạo ra bản sao chính xác khớp cắn của bạn.

 

 

Mẫu hàm thạch cao này sẽ trở thành một công cụ quan trọng cho nha sỹ vì nó ghi nhớ lại vị trí các răng của bạn trước khi điều trị.

 

 

Các bức ảnh răng, gương mặt và hồ sơ cũng giúp nha sỹ lập kế hoạch điều trị và kiểm tra sự tiến triển.

 

 
 

 



Mẫu hàm thạch cao nghiên cứu




Phim sọ nghiêng giúp bác sỹ chỉnh nha vẽ phân tích các số đo , các góc độ


Phim toàn cảnh giúp bác sỹ có cái nhìn tổng quát toàn bộ cung hàm , những răng khôn mọc kẹt , những răng sữa chưa thay

 
 


Chụp hình trong miệng ngoài mặt trước điều trị - trong khi điều trị - và sau khi điều trị rất quan trọng






Hình sau khi tháo mắc cài

 

 

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

 

Nha sỹ sẽ sử dụng tất cả các công cụ này để phát triển kế hoạch điều trị chỉ thích hợp với sai khớp cắn của bạn. Điều quan trọng là bạn thấy chính xác những gì nha sỹ của bạn hy vọng đạt được với mắc cài, có nghĩa là, răng bạn sẽ di chuyển và hãy nhìn vào lúc kết thúc điều trị.

 

 

Bạn cũng nên tìm hiểu việc điều trị sẽ kéo dài bao lâu. Hãy nhớ rằng, đó chỉ là ước tính. Một số việc có thể làm kéo dài việc điều trị, nhưng cũng có thể rút ngắn nó – bao gồm sự hợp tác của bạn, ví dụ như, chải răng, có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh một số loại thực phẩm, và làm theo chỉ dẫn của nha sỹ một cách cẩn thận.

 

 

 

TÔI SẼ CẦN LOẠI MẮC CÀI NÀO?

 

Nha sỹ sẽ chọn loại khí cụ tốt nhất để điều trị cho bạn. Loại nào là tùy thuộc vào răng, hoặc xương hàm hay cả hai.

 

 

Nếu sai khớp cắn của bạn gây ra bởi vị trí của răng trên xương hàm, nha sỹ có thể dùng mắc cài để làm thẳng chúng.

 

 

 

TẠO CHỖ CHO MẮC CÀI

 


Đôi khi, nếu các răng của bạn quá gần nhau, nha sỹ có thể cần tạo khoảng giữa các răng để có chỗ cho mắc cài. Để làm vậy, nha sỹ dùng cái tách răng, hoặc tạo khoảng, được làm bởi kim loại hay cao su.

 

 

 

Cái tạo khoảng sẽ tạo cảm giác khó chịu trong vài ngày đầu rồi sau đó răng bạn sẽ thích ứng với chúng. Nên dùng thuốc giảm đau.

 

 

 

 

 


CÁC BỘ PHẬN CỦA MẮC CÀI


Các phần rõ nhất của mắc cài là cái cài vuông bằng kim loại. Chúng thường được dán trực tiếp lên răng bạn. Giống như các thanh tà vẹt giữ đường ray xe lửa tại chỗ, mắc cài giữ dây (gọi là dây cung) yên tại chỗ. Các dây nhỏ hơn hoặc các khâu bằng cao su nhỏ để buộc dây cung vào mắc cài.Nếu các cài răng không được gắn trực tiếp vào răng, chúng có thể được gắn vào một cái khâu kim loại ôm quanh răng bạn như dây đai. Bạn sẽ có các khâu như thế ở các răng cối lớn.

 

 

Ngay khi các khí cụ này được đặt vào, nha sỹ có thể thêm vào thun cao su, hoặc thêm các dây nhỏ hơn để áp đặt lên từng răng. Nếu bạn dùng vòng cao su, bạn sẽ tự tháo ra và thay thun. Nha sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách làm và đưa thun cho b

26/052015

Đối tác

  • Forestadent
  • Scheu Dental
  • Ortho Classic
  • Ormco
  • Clear Aligner

Đối tác

  • Forestadent
  • Scheu Dental
  • Ortho Classic
  • Ormco
  • Clear Aligner